Cường độ tính toán của một bulong
Đối với liên kết bu lông, khả năng chịu cắt (truyền lực cắt) của liên kết bu lông được hình thành thông qua ma sát giữa các bản thép liên kết do lực ép của bu lông.
Cường độ tính toán của liên kết một bu lông được xác định bởi trạng thái làm việc với cường độ chịu cắt và kéo của bu lông ứng với cấp độ bền từ 4.6 đến 10.9, cường độ chịu ép mặt của cấu kiện thép có giới hạn chảy dưới 440 N/mm2.
Bu lông phổ thông dùng cho kết cấu thép phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 1916 : 1995 (Tiêu chuẩn Bu lông, vít, vít cấy và đai ốc. Yêu cầu kỹ thuật). Cấp độ bền của bu lông chịu lực phải từ 4.6 trở lên. Bu lông cường độ cao phải tuân theo các quy định riêng tương ứng. Cường độ tính toán của liên kết một bu lông được xác định theo các công thức ở bảng sau:

Bảng: Cường độ tính toán của liên kết một bu lông
Trong đó:
- E là môđun đàn hồi
- fu là cường độ tiêu chuẩn của thép theo sức bền kéo đứt
- fub là cường độ kéo đứt tiêu chuẩn của bu lông
- ftb là cường độ tính toán chịu kéo của bu lông
- fvb là cường độ tính toán chịu cắt của bu lông
- fcb là cường độ tính toán chịu ép mặt của bu lông
Trị số cường độ tính toán chịu cắt và kéo của bulông theo cấp độ bền của bulông được tính theo tiêu chuẩn TCXDVN 338 : 2005, Đơn vị tính: N/mm2 cho trong bảng:

Bảng: Cường độ tính toán chịu cắt và kéo của bu lông
Cường độ tính toán chịu ép mặt của thép trong liên kết bulông cho trong bảng:

Bảng: Cường độ tính toán chịu ép mặt của bulông fcb
Thọ An vừa chia sẻ với bạn đọc về Cường độ tính toán của liên kết, chịu cắt và kéo, chịu ép mặt một bulong, mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ trên website bulongcapben.vn để được hỗ trợ, tư vấn. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!